Mùi sơn gỗ có độc không? Cách bảo vệ sức khỏe khi sơn gỗ

Sau quá trình thi công sơn sửa lại đồ gỗ, mùi sơn gỗ bay hơi là điều không thể tránh khỏi, mùi sơn gỗ mang lại cảm giác khó chịu, thậm chí khiến một số người bị đau đầu, chóng mặt. Vậy mùi sơn gỗ có độc không? Mùi sơn gỗ nguy hại tới sức khỏe như thế nào? Làm cách nào để khử mùi sơn gỗ thật nhanh và hiệu quả? Sau đây là những chia sẻ chi tiết.

MÙI SƠN GỖ ĐƯỢC PHÁT SINH TỪ ĐÂU?

Mùi sơn gỗ là mùi phát sinh từ các hợp chất hữu cơ bay hơi sử dụng trong quá trình sơn, gọi là Volatile Organic Compounds (viết tắt là VOCs) dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi”. VOCs có nguồn gốc carbon và khả năng bay hơi cực nhanh, rất nhanh lan tỏa trong không khí.

Các loại sơn công nghiệp hiện nay sử dụng phổ biến các thành phần sau: polyme, nhựa alkyd, nhựa epoxy, nhựa vinyl, nhựa acrylic, nhựa PU và một loạt các hợp chất hữu cơ như benzen, formandehyde, butyl acetate, toluene, xylene, methanol, ethyl acetate và butyl cellosolve. Các chất này đều gây hại cho sức khỏe con người.

Một số loại sơn gỗ kém chất lượng còn sử dụng các chất hóa học, trong đó độc hại nhất là hàm lượng nhỏ thủy ngân, chì được pha với dung môi xăng để tạo độ bền màu, khó rửa trôi. Vì vậy, việc lựa chọn sơn chất lượng, rõ nguồn gốc là vô cùng quan trọng.

Vậy, mùi sơn gỗ có độc hay không? Câu trả lời là: Mùi sơn gỗ có độc

TÁC HẠI CỦA MÙI SƠN GỖ

Chất gì trong mùi sơn gỗ gây độc?

Theo chia sẻ của PGS.TS Ngô Quốc Quyền – Chuyên gia của Viện Hóa học thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam: Các chất formaldehyde, benzene, xylene có trong sơn dễ dàng bay hơi, khếch tán trong không khí và gây hại cho cơ thể người khi hít phải.

Formandehyde là chất khí không màu, khi hít phải sẽ thấy có mùi hăng, cay. Nếu hít phải nống độ thấp sẽ gây kích ứng mũi, mắt, họng. Nồng độ formandehyde vượt quá 0,3ppm nhiều hơn có thể gây hắt hơi, rát mũi, chảy nước mắt, ho, dị ứng. Đặc biệt, formandehyde ở nồng độ cao có thể gây khó thở, buồn nôn và nghiêm trọng hơn là sốt cao. Chú ý quan trọng: Phụ nữ có thai tuyệt đối không nên tiếp xúc vì có nguy cơ ảnh hưởng tới hệ thần kinh của thai nhi.

Toluene (hay còn được biết tới với tên gọi là metylbenzen hoặc phenylmetan) tồn tại ở dạng chất lỏng trong suốt, không hòa tan trong nước, thường được dùng làm dung môi hòa tan cho nhiều vật liệu, trong đó có sơn và các loại nhựa tạo màng cho sơn. Khi hít phải tolune sẽ thấy có mùi thơm nồng và nhưng chất này cũng độc hại.

Những tác hại của mùi sơn với cơ thể con người

Tác động lên hệ hô hấp: Đầu tiên phải nhắc tới hệ hô hấp, việc hít phải những phân tử độc hại trong mùi sơn về lâu dài sẽ dẫn tới kích ứng đường hô hấp, ho liên tục, hen, suyễn, viêm mũi, viêm xong, viêm phổi.

Tác động lên da: Da người tiếp xúc thường xuyên dễ bị mẩn đỏ, dị ứng, sưng tấy, ngứa ngáy, da trở nên yếu hơn, dễ khô, nứt nẻ. Về lâu dài có nguy cơ thường xuyên bị các bệnh ngoài da, các vết chàm, viêm da.

Tác động tới mắt: Mắt dễ bị kích ứng, mắt bị khô, đỏ, hay chảy nước mắt, đặc biệt có nguy cơ tổn thương niêm mạc mắt.

Tác động lên hệ thần kinh: Với những người thường xuyên tiếp xúc và hít phải trong thời gian dài sẽ dẫn tới rối loạn chức năng thần kinh, biểu hiện phổ biến là: đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, buồn nôn. Tình trạng này diễn ra lâu dài sẽ dẫn tới giảm trí nhớ, giảm sự phối hợp hệ thần kinh giao cảm giữa mắt với tay chân gây ra tình trạng mất thăng bằng cơ thể, nặng nền hơn có thể gây tổn thương não.

Tác động tới tâm lý: Đây là một hệ quả của việc hệ thần kinh trung ương bị ảnh hưởng, dẫn tới cảm giác mệt mỏi, dễ cáu gắt

Tác động đến cơ quan nội tạng trong cơ thể: Tiếp xúc với các chất độc trong thời gian dài khiến các cơ quan thải độc của cơ thể như gan, thận phải làm việc nhiều hơn để đào thải, ngoài ra tim cũng bị ảnh hưởng bởi các chất độc nồng độ cao có nguy cơ làm rối loạn nhịp tim.

Tác động tới hormone và các chức năng sinh lý: Các hormone đóng vai trò quan trọng trong duy trì chức năng sinh sản là testosteron và nội tiết tố Luteinizing Hormone bị giảm, giảm lượng tinh binh, gây hiếm muộn.

Nguy cơ gây ung thư: Một số loại sơn (đặc biệt là các loại sơn không rõ nguồn gốc) chứa các chất có khả năng gây ung thư như toluene, benzen, xylene. Tiếp xúc lâu ngày có nguy cơ bị ung thư đường hô hấp, ung thư vòm họng, ung thư phổi…

CÁCH BẢO VỆ SỨC KHỎE KHỎI SỰ ĐỘC HẠI CỦA MÙI SƠN GỖ

Như đã nêu ở trên, mũi sơn gỗ chứa nhiều thành phần độc hại với sức khỏe con người. Tuy nhiên, không phải vì nó độc mà chúng ta tránh tuyệt đối việc sơn lại đồ gỗ trong gia đình. Hiểu về tính độc hại và những nguy cơ của mùi sơn gỗ với sức khỏe con người để có những biến pháp tự bảo vệ sức khỏe hiệu quả khi tiếp xúc. Sau đây là một số biện pháp có thể áp dụng:

  • Mặc đồ bảo hộ: Bất cứ ngành nghề nào khi làm việc đều yêu cầu sử dụng đồ bảo hộ phù hợp, sơn gỗ cũng như vậy. Mùi sơn gỗ tác động không tốt tới hệ hô hấp, da, mắt… vậy nên, các vật dụng bảo hộ cần thiết bao gồm: Khẩu trang đạt chuẩn, kính bảo vệ mắt, quần áo bảo hộ, mũ trùm đầu, găng tay, đeo giày.
  • Làm việc ở nơi thông gió tốt: Đảm bảo môi trường làm việc có sự thông gió hoặc hệ thống thông gió tốt để liên tục loại bỏ mùi sơn độc hại ra khỏi khu vực làm việc.
  • Sử dụng máy lọc không khí: Một giải pháp có chi phí cao hơn là sử dụng máy lọc không khí để loại bỏ các hạt bụi sơn, mùi sơn ở cấp độ phân tử mang lại hiệu quả.
  • Chọn loại sơn chất lượng, an toàn: Sơn kém chất lượng có nguy cơ cao là chứa nhiều thành phần gây hại cho sức khỏe hơn sơn bình thường. Vì vậy, nên chọn các sản phẩm có hạm lượng VOCs thấp, việc chọn đúng loại sơn uy tín, an toàn đã là cách giúp hạn chế rất lớn sự độc hại từ sơn.
  • Tạm dừng công việc, rời khỏi khu vực nếu cơ thể cảm thấy không ổn: Nếu mùi sơn quá nồng nặc hoặc cơ thể bạn cảm thẩy không ổn, nên cân nhắc rời khỏi vị trí làm việc để bụi sơn và mùi sơn thoát bớt và trở lại làm việc sau khi môi trường làm việc đã an toàn.
Facebook
Twitter
LinkedIn

DỊCH VỤ KHÁC