Bụi gỗ là gì? Bụi gỗ có độc hại không?

Bụi gỗ là gì?

Bụi gỗ là loại bụi mịn phát sinh trong quá trình gia công, cắt, xẻ, mài… các sản phẩm gỗ. Vì có kích thước nhỏ nên bụi gỗ dễ dàng phân tán và tồn tại trong không khí, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người lao động và gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

Thành phần của bụi gỗ

Bụi gỗ được hình thành chủ yếu từ các mảnh vụn li ti của gỗ, thêm vào đó có thể có các hóa chất có trong gỗ tự nhiên như nhựa gỗ (resins), các thành phần có trong quá trình chế biến, bảo quản như gỗ sơn, hóa chất chống mối mọt, keo…. Bụi gỗ không chỉ gây ô nhiễm môi trường và còn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người, đặc biệt là hệ hô hấp nếu tiếp xúc lâu dài mà không có biện pháp bảo vệ đúng.

Bụi gỗ có thể chia làm 02 nhóm chính:

  • Bụi gỗ cứng: Gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe
  • Bụi gỗ mềm: Ít gây hại hơn bụi gỗ cứng nhưng vẫn gây kích ứng cho mắt, mũi, đường hô hấp

Bụi gỗ có độc không?

Tiếp xúc ngắng với bụi gỗ dễ bị ho, khó thở, tức ngực… Tiếp xúc với bụi gỗ kéo dài gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe như: Viêm phổi, hen xuyễn, tắc nghẽn phổi mãn tính… Để liệt kê các tác hại mà bụi gỗ gây ra, có thể chia thành các nhóm tác hại sau:

  • Gây hại cho hệ hô hấp: Nếu cơ thể hít phải bụi gỗ sẽ gây ho, khó thở. Nhũng người làm việc trong môi trường có bụi gỗ lâu dài có nguy cơ cao mắc các bệnh lý về hô hấp như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
  • Gây ra bệnh về da và mắt: Kích ứng mắt làm mắt ngứa và khô, lâu dài có thể bị viêm kết mạc. Kích ứng da làm da mẩn đỏ, phát ban, lâu dài có thể gây viêm da hoặc nghiêm trọng hơn.
  • Nguy cơ ung thư: Một số loại bụi gỗ, đặc biệt là bụi gỗ từ các loài cây cứng như gỗ sồi, gỗ hương, hoặc gỗ chứa chất độc hại, có thể gây ung thư họng, ung thư phổi. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xếp bụi gỗ vào nhóm các tác nhân gây ung thư cho con người.

Phòng tránh bụi gỗ như thế nào?

Bụi gỗ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, vì vậy cần có biện pháp phòng tránh bụi bỗ thật tốt.

  • Sử dụng đồ bảo hộ đúng cách khi làm việc: Đeo khẩu trang chống bụi mịn để bảo vệ đường hô hấp, kính bảo vệ mắt và găng tay để giảm thiểu sự của da tiếp xúc với bụi gỗ.
  • Hệ thống thông gió và hút bụi tốt: Cần lắp đặt hệ thống thông gió và hút bụi trong các nhà xưởng để loại bỏ bớt bụi gỗ ra khỏi không khí, giảm thiểu nồng độ bụi trong môi trường làm việc.
  • Làm sạch khu vực làm việc thường xuyên: Việc làm sạch sàn nhà, máy móc… giúp tránh bị gỗ tích tụ.
  • Đào tạo để nâng cao nhận thức về tác hại của bụi gỗ và cách phòng tránh cho người lao động.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bệnh liên quan tới bụi gỗ, điển hình là bệnh đường hô hấp, bệnh về mặt, về da.

Tóm lại, bụi gỗ tuy có nhiều tác hại nhưng là yếu tố không tránh khỏi trong ngành chế biến và sản xuất đồ gỗ. Vậy nên, việc sử dụng thiết bị bảo hộ đúng cách, có hệ thống hút bụi, làm sạch nhà xưởng thường xuyên, đào tạo nâng cao nhận thức cho người lao động sẽ giúp bảo vệ sức khỏe và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến bụi gỗ.

Facebook
Twitter
LinkedIn

DỊCH VỤ KHÁC